Phương pháp học tiếng Anh giao tiếp phản xạ cho người mất gốc
Trong xu hướng hội nhập toàn cầu, tiếng Anh ngày càng trở thành kỹ năng quan trọng trong bất cứ công việc nào. Đặc biệt là đối với các bạn sinh viên sắp ra trường đang chuẩn bị xin việc vào các doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì phần lớn sinh viên Việt Nam đều gặp trở ngại trong việc học tiếng Anh giao tiếp
1. Thu âm lại bài nói tiếng Anh của mình
Nghe những bản thu âm của người bản ngữ nói tiếng Anh (một đoạn audio hoặc clip ngắn) và sau đó hãy tập ghi âm lại đúng theo những gì họ nói. So sánh sự khác nhau giữa bản thu âm của bạn và bản thu âm gốc. Con người thường có xu hướng bắt chước một cách tự nhiên nên bạn sẽ dần có cảm nhận trình độ nói của mình ngày một tốt hơn.
2. Xem những đoạn video clip ngắn, tạm dừng và lặp lại những gì bạn nghe được
Youtube là nguồn tài nguyên khổng lồ cho những người học tiếng Anh và bạn rất dễ tìm được những video clip theo đúng sở thích. Hãy xem những clip ngắn bằng tiếng Anh và thực sự học hỏi qua đó. Với những clip dài hơn, bạn sẽ nhanh cảm thấy mất tập trung. Chìa khoá giúp thành công trong khi xem video đó là phải nghe thực sự cẩn thận và sử dụng chức năng tạm dừng để tập trung vào những âm hoặc từ nghe được. Các video trên Youtube hiện nay có cả lời chú thích ở dưới sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học của bạn.
3. Học các câu trả lời ngắn và tự động
Trong giao tiếp tiếng Anh, có rất nhiều các câu trả lời ngắn và tự động (Ví dụ: "Right, OK, no problem, alright, fine thanks, just a minute, you’re welcome, fine by me, let’s do it!, yup, no way! you’re joking, right?, Do I have to? ...). Hãy tìm kiếm và tổng hợp những câu trả lời ngắn tự động như vậy và bắt đầu sử dụng chúng.
4. Học cách tạm dừng trong lúc nói
Nói tiếng Anh nhanh sẽ không biến bạn trở thành một người nói tiếng Anh hiệu quả. Biết lúc nào nên dừng lại một chút sẽ giúp người nghe có đủ thời gian nghĩ đến những điều bạn nói, trả lời một cách phù hợp và dự đoán được điều bạn sắp nói tiếp theo. Hãy tưởng tượng bạn là một diễn viên trên màn ảnh, dừng lại một chút khi nói sẽ khiến người xem cảm thấy thích thú hơn.
5. Sử dụng một tấm gương hoặc một tờ giấy để xác định hơi thở của bạn khi nói
Âm gió là những âm được phát âm với một hơi thở được thoát ra, ví dụ âm "P" trong từ "Pen", và loại âm khác khi phát âm thường không kèm hoặc rất ít hơi được bật ra, ví dụ âm "b" trong từ "Ben".
6. Luyện tập những câu phát âm khó líu lưỡi
Những câu phát âm khó líu lưỡi được thiết kế nhằm tăng cường khả năng phát âm của bạn đối với những âm đặc biệt. Ví dụ, bạn hãy thử tập luyện liên tục câu sau đây: "What a terrible tongue twister. What a terrible tongue twister. What a terrible tongue twister".
Học tiếng Anh bao giờ cũng khó khăn, cần phải kiên trì và thực hành nhiều thì sau một thời gian sẽ thấy được sự tiến bộ rõ rệt. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến các khóa học tiếng Anh thì có thể đăng ký ngay các khóa học tiếng anh qua Skype tại planguages nhé !
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ TRỰC TUYẾN PLANGUAGES
- Thời gian làm việc 24/7
- Address: 24 Đặng Thai Mai, P.7, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM
- Tel: (08) 38455957 - Hotline: 0987746045 - 0909746045
- Email: planguages2018@gmail.com
- Website: www.planguages.com
Những câu hỏi thường gặp
❖ Planguages là gì?
❖ Các khoá học của Planguages gồm những gì?